Phỏng vấn với Nhà báo, GS, TS. Đoàn Xuân Tiên
Chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII và Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập VAA, phóng viên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán đã có cuộc phỏng vấn đối với Nhà báo, GS, TS. Đoàn Xuân Tiên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Chủ tịch AFA, với chủ đề Phát triển nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán của Việt Nam là mục tiêu trọng tâm
Phóng viên: Thưa Ông Đoàn Xuân Tiên, để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam dự định sẽ có những giải pháp trọng tâm nào để thực hiện nhiệm vụ phát triển Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong những năm tiếp theo?
Nhà báo, GS, TS. Đoàn Xuân Tiên, trả lời:
Mục tiêu chung VAA giai đoạn 2024 - 2029:
Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam; nâng cao chất lượng và giá trị nghề nghiệp kế toán và kiểm toán, phát triển năng lực hội viên, kiện toàn và phát triển Hiệp hội mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế mở cửa và hội nhập, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kế toán - kiểm toán Việt Nam đến năm 2030.
Tập trung tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thông qua việc xây dựng và thực hiện các chương trình và hoạt động có tầm ảnh hưởng; thúc đẩy đạo đức và chuyên nghiệp trong nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; tạo ra môi trường và cơ hội để phát triển năng lực của các hội viên; thúc đẩy các hoạt động và chính sách hỗ trợ phát triển kế toán và kiểm toán theo hướng bền vững và đáp ứng yêu cầu của kinh tế và xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
Từng bước xây dựng VAA theo mô hình tổ chức hoạt động nghề nghiệp thống nhất, tự quản, chuyên nghiệp, theo thông lệ quốc tế, thu hút đông đảo hội viên tham gia.
Phát triển tổ chức và đổi mới hoạt động của Hiệp hội hướng tới mục tiêu nhằm phát triển nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán của Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả việc tham gia xây dựng và phản biện cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực quản lý, giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, các chuẩn mực và quy định về đạo đức nghề nghiệp của các kế toán viên, kiểm toán viên.
Mở rộng và phát triển hiệu quả các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực và trên thế giới; phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước, góp phần nâng cao uy tín, vị thế, vai trò và tạo sự ảnh hưởng tích cực của VAA đối với nghề nghiệp và lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Giải pháp trọng tâm:
Đổi mới tổ chức và hoạt động Hiệp hội trên tất các các mặt, thực hiện tốt chức năng tập hợp hội viên góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức nghề nghiệp: Kiện toàn tổ chức Hiệp hội phù hợp yêu cầu thực tế và hài hòa, đảm bảo sự hiệu quả và linh hoạt trong hoạt động, góp phần vào sự phát triển bền vững và tăng cường uy tín của VAA. Duy trì và tăng cường hơn nữa mối liên hệ chặt chẽ và có hiệu quả giữa Hiệp hội với các Hội thành viên, các tổ chức thành viên tạo thành hệ thống và hoạt động thông suốt, liên tục từ Trung ương Hiệp hội đến các tổ chức/Hội thành viên và các hội viên.
Phát triển và nâng cao chất lượng các hội viên, Hội thành viên thông qua hoạt động đào tạo và học tập liên tục; Đổi mới hình thức và phương thức hoạt động, sinh hoạt, đề cao tính chuyên nghiệp, tính nghề nghiệp của các tổ chức của Hiệp hội.
Bám sát các cơ quan quản lý nhà nước về nghề nghiệp, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan quản lý hoạt động Hiệp hội. Chủ động và phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các hoạt động của Hiệp hội thực hiện kế hoạch hành động chiến lược tài chính, chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán, kế hoạch và lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính ở Việt Nam.
Phát triển năng lực Hội viên thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và bản lĩnh, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho hội viên: Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các Quy chế, Quy định nội bộ. Củng cố và kiện toàn Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán, kiểm toán của Hiệp hội. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của các chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán để đáp ứng nhu cầu ngành và đáp ứng các chuẩn quốc tế.
Thúc đẩy việc cải thiện chất lượng đào tạo kế toán và kiểm toán, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu của thị trường và quốc tế cho các hội viên và chuyên viên kế toán kiểm toán. Rà soát, xây dựng, đổi mới các chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ và số hóa trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán; thúc đẩy tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
Chuẩn bị các điều kiện thể chế, nhân lực, tổ chức…để sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện thành công nhiệm vụ tổ chức thi và cấp chứng chỉ kế toán viên hành nghề, cũng như các hoạt động nghề nghiệp khác khi được Bộ Tài chính chuyển giao.
Tiếp tục xây dựng và phát triển tổ chức Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc và Chi hội Kế toán hành nghề là nòng cốt của Hiệp hội: xác thành viên trực thuộc Hiệp hội là những tổ chức nòng cốt của Hiệp hội, thu hút, quy tụ và tập hợp lực lượng các thành viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, tạo một mạng lưới chuyên gia kế toán hàng đầu.
Hoạt động của các tổ chức thành viên này luôn hướng đến mục tiêu chung là xây dựng và phát triển Hiệp hội, góp phần lớn trong việc tạo nguồn lực và tăng cường tầm ảnh hưởng và uy tín của Hiệp hội.
Phóng viên: Thưa Ông Đoàn Xuân Tiên, với tư cách là chủ tịch AFA ông đã và sẽ làm gì để trong công tác đối ngoại góp phần nâng cao vị thế của VAA? Khó khăn và thử thách là gì theo ông?
Nhà báo, GS, TS. Đoàn Xuân Tiên, trả lời:
VAA với vai trò là Chủ tịch AFA (2024 - 2025), đặt ra nhiệm vụ to lớn và nặng nề đối với tổ chức và hoạt động của VAA. Với vai trò Chủ tịch AFA, VAA sẽ phải đối mặt với các nhiệm vụ quan trọng và nặng nề nhằm thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Đây là một cơ hội để VAA góp phần tăng cường uy tín và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng kế toán và kiểm toán khu vực và quốc tế.
Chúng ta đã tham dự tích cực, có hiệu quả và thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ là Chủ tịch AFA, tranh thủ sự giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của Liên đoàn Kế toán Đông
Nam Á, của Liên đoàn Kế toán thế giới (IFAC)...Trong thời gian tới với vai trò Chủ tịch AFA, VAA sẽ triển khai một loạt các sáng kiến và hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tại khu vực Đông Nam Á. Chúng ta sẽ tập trung vào việc xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác đa phương, tăng cường giao lưu kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, VAA cũng sẽ chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo và diễn đàn chuyên môn, cung cấp cơ hội để các chuyên gia và tổ chức kế toán, kiểm toán trong khu vực cùng nhau thảo luận và tìm giải pháp cho những thách thức chung.
Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ tăng cường việc áp dụng và tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ kế toán, kiểm toán trong khu vực, qua đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng kế toán và kiểm toán quốc tế.
Khó khăn thách thức là chúng ta còn thiếu nguồn lực cần thiết, nhân lực đội ngũ chuyên nghiệp về công tác đối ngoại vừa thiếu vừa yếu, vì vậy chúng ta cần huy động sự giúp đỡ, cộng tác, tài trợ nguồn lực, nhân lực của các Hội, tổ chức thành viên trong nước và quốc tế thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phóng viên: Thưa Ông, trong kế hoạch công tác về đào tạo, tư vấn và phản biện, nghiên cứu khoa học, VAA sẽ có định hướng gì trong năm tới?
Nhà báo, GS, TS. Đoàn Xuân Tiên, trả lời:
Tiếp tục củng cố và kiện toàn Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn khoa học kế toán, kiểm toán của Hiệp hội; bổ sung đội ngũ làm công tác nghiên cứu và tư vấn khoa học kế toán. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo chất lượng và sự phù hợp của các chương trình đào tạo kế toán và kiểm toán để đáp ứng nhu cầu ngành và đáp ứng các chuẩn quốc tế.
Thúc đẩy việc cải thiện chất lượng đào tạo kế toán và kiểm toán, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu của thị trường và quốc tế cho các hội viên và chuyên viên kế toán kiểm toán. Rà soát, xây dựng, đổi mới các chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng; bổ sung và hoàn thiện hệ thống các Chương trình đào tạo, bồi dưỡng để cấp chứng chỉ của Bộ Tài chính, của Hiệp hội VAA, cũng như cấp chứng chỉ liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các tổ chức, Hiệp hội trong và ngoài nước….
Ký kết thỏa thuận hợp tác/phối hợp đào tạo, bồi dưỡng với các đơn vị, các tổ chức, Tập đoàn, doanh nghiệp, các địa phương, các Hội/Phân hội thành viên trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.
Việc sửa đổi hệ thống pháp luật về kế toán có thể cũng có sự thay đổi nhiều, việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia dựa trên Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) có thể có những thay đổi, tác động không nhỏ đối với hoạt động của VAA. Chúng ta cần nắm vững các quy định và tiêu chuẩn này, cung cấp hướng dẫn và đào tạo chuyên môn, và tham gia vào quá trình thảo luận và phát triển các quy định và tiêu chuẩn kế toán. Đồng thời, nhu cầu về dịch vụ kế toán và kiểm toán sẽ tăng lên, VAA sẽ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, tư vấn chuyên môn, hướng dẫn doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức về lĩnh vực kế toán và kiểm toán; thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phân tích về các xu hướng, chính sách và quy định mới trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.
Tăng cường vai trò, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, vai trò tư vấn và dịch vụ trong việc cung cấp tư vấn và dịch vụ chuyên sâu cho các tổ chức và doanh nghiệp, đơn vị.
Tăng cường vai trò và tầm ảnh hưởng của Hiệp hội trong việc tư vấn, phản biện, xây dựng chính sách và quy định liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán thông qua quá trình tham gia, đề xuất và thảo luận các chính sách và quy định mới về tài chính, kế toán, kiểm toán.
Phóng viên: Thưa Ông, nhiệm kỳ tới, công tác hoạt động của VAA ông dự định sẽ tập trung triển khai những nhiệm vụ nào để đưa VAA ngày càng phát triển trong nước và quốc tế?
Nhà báo, GS, TS. Đoàn Xuân Tiên, trả lời:
Ngoài những nhiệm vụ trọng tâm như đã nêu ở trên là: Đổi mới tổ chức và hoạt động Hiệp hội trên tất các các mặt, thực hiện tốt chức năng tập hợp hội viên góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức nghề nghiệp; Phát triển năng lực Hội viên thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và bản lĩnh, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho hội viên… Chúng ta cần tập trung thêm:
Tiếp tục duy trì và tăng cường các hoạt động phối hợp và quan hệ hợp tác với các cơ quan các tổ chức nghề nghiệp, như quan hệ với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, VCCI... Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác; xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá và vinh danh nghề nghiệp: Tiếp tục duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng các kênh thông tin của Hiệp hội như Website, faceboook, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, các trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội và bản tin để cung cấp thông tin, tin tức và cập nhật về luật pháp, chính sách kinh tế, tài chính, kế toán và kiểm toán cho hội viên; Tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị, các buổi tọa đàm để tăng cường nhận thức và sự hiểu biết về nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; Tạo ra các giải thưởng và danh hiệu để vinh danh những thành tựu xuất sắc trong nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, góp phần khích lệ và tạo động lực cho các chuyên gia và thành viên trong Hiệp hội.
Xin trân trọng cám ơn Giáo sư và kính chúc Giáo sư luôn mạnh khỏe
Nhóm PV Tạp chí Kế toán và Kiểm toán